Lotte Cinema

Tháp nước Hàng Đậu hay còn được gọi là bốt Hàng Đậu lần đầu mở cửa cho du khách tham quan miễn phí t du doan xs mien nam

【du doan xs mien nam】Du khách phàn nàn thời gian tham quan bốt Hàng Đậu ngắn

Tháp nước Hàng Đậu hay còn được gọi là bốt Hàng Đậu lần đầu mở cửa cho du khách tham quan miễn phí từ ngày 17/11 đến 31/12 trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức.

Lấy cảm hứng từ quan niệm Á Đông,áchphànnànthờigianthamquanbốtHàngĐậungắdu doan xs mien nam không gian nghệ thuật bên trong bốt được các kiến trúc sư sáng tạo qua hai hệ sắp đặt âm thanh và ánh sáng. Vào trong, du khách sẽ nghe thấy âm thanh của những giọt nước rơi và chiêm ngưỡng những chiếc "lá sen" nhiều màu sắc được tái chế từ rác thải nhựa treo lơ lửng như đang bay khi ánh sáng chiếu vào.

Địa điểm check in trước khi vào tham quan tháp nước dựng ở công viên trên đường Quán Thánh, đối diện tháp nước. Ảnh: Quỳnh Mai

Điểm check in trước khi vào tham quan tháp nước dựng ở công viên trên đường Quán Thánh, đối diện tháp nước sáng 23/11. Ảnh: Quỳnh Mai

Sáng 23/11, trước giờ mở cửa 30 phút, hơn 20 người xếp hàng ở công viên trên đường Quán Thánh, đối diện tháp nước. Tại đây, có tấm biển dành cho khách đã đăng ký online, khách lớn tuổi (trên 70 tuổi) và khách chưa đăng ký. Khách tham quan ở nhiều độ tuổi, từ học sinh, sinh viên đến người trung niên, lớn tuổi và cả du khách nước ngoài.

Qua khu vực check in, thành viên ban tổ chức (BTC) hướng dẫn đoàn khách di chuyển từ công viên qua tháp nước và tiếp tục xếp hàng chờ đợi. Số lượng mỗi đoàn khách khoảng 20 - 25 người, được tham quan trong khoảng 5 - 10 phút.

Nguyễn Thanh Mai, 27 tuổi, đến từ Hải Phòng, cho biết cô không được ưu tiên khi đăng ký tham quan online. Cô cũng nhiều lần bị hỏi về việc xếp hàng ở công viên khi đã được chỉ dẫn di chuyển từ công viên tới xếp hàng trước cửa bốt. "Họ không xem vé điện tử nhưng liên tục kiểm tra tôi đã xếp hàng chưa khiến tôi cảm thấy không còn hào hứng", Mai nói.

Cảnh xếp hàng lộn xộn trước cửa tháp nước bốt Hàng Đậu. Ảnh: Quỳnh Mai

Du khách xếp hàng trước cửa bốt Hàng Đậu ngày 23/11. Ảnh: Quỳnh Mai

Mất gần 30 phút xếp hàng từ lúc check in để vào tháp nước, song du khách chỉ có khoảng 5 phút để tham quan. Theo chị Nguyễn Thị Huyền, 46 tuổi, ở Hà Nội, thời gian tham quan ngắn khiến chị không kịp chiêm ngưỡng hết không gian. Đường đi trong tháp nước là những thanh gỗ xếp cách nhau khoảng 5 cm. Trong lúc đoàn đang di chuyển, thành viên BTC đi qua lại trên lối đi rộng khoảng một mét, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách.

Anh Nguyễn Hoàng Long, 33 tuổi, ở Hà Nội, cho biết một số khách ý thức kém, trò chuyện lớn tiếng khi vào trong khiến anh không thể nghe rõ âm thanh nước chảy mà các kiến trúc sư sắp đặt.

Không gian nghệ thuật bên trong bốt Hàng Đậu. Ảnh: Giang Huy

Không gian nghệ thuật bên trong bốt Hàng Đậu. Ảnh: Giang Huy

Chị Hương Thủy, đại diện BTC cho biết họ giới hạn thời gian 5 - 10 phút để đảm bảo tất cả du khách đến trong ngày đều được tham quan. Mỗi ngày, có khoảng 2.400 - 2.800 lượt khách đến bốt Hàng Đậu từ khi được mở cửa. BTC đã có sự điều tiết về thời gian tham quan vào ba khung giờ buổi sáng (8h30 - 11h30), buổi chiều (13h30 - 16h) và buổi tối (18h30 - 21h30) để có thể phục vụ hơn 800 lượt khách trong một ca.

Chị cũng cho biết vì không thu phí, việc đăng ký online là hình thức để BTC nắm bắt, điều chỉnh số lượng khách trải đều các ngày, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho khu vực. Việc kiểm tra vé điện tử là không bắt buộc. Khách ở hàng đã đăng ký online sẽ được ưu tiên. Những khách chưa đăng ký online vẫn được tham quan nhưng sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi hơn.

Bốt Hàng Đậu được người Pháp xây dựng vào năm 1894, với hình trụ tròn cao khoảng 25 m, phần mái chóp nhọn và được làm từ đá hộc, xi măng cốt thép, dung tích 1.250 m3. Nước được dẫn từ nhà máy Yên Phụ, đưa lên két chứa trên tầng cao nhất để tạo thế năng đưa vào hệ thống ống dẫn vào trung tâm thành phố. Bốt Hàng Đậu cùng hệ thống cấp nước sạch là công trình "văn minh đầu tiên", làm thay đổi bộ mặt đô thị của Hà Nội. Tới những năm 1960, chức năng chính của bốt đã không còn cần thiết khi nhà máy nước Yên Phụ được nâng cấp và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch.

Quỳnh Mai

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap