Cuộc thảo luận diễn ra bên lề sự kiện Intel Innovation do Tập đoàn Intel tổ chức hồi cuối tháng 9 tại TP.San Jose (bang California,ờicơkhởinghiệpvớitrítuệnhântạseagame 32 bóng đá nam Mỹ).
Từ hệ sinh thái khởi nghiệp hàng trăm tỉ USD
Về phía lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia có ông Tzahi (Zack) Weisfeld, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Intel Ignite; bà Elaheh Ahmadi, Giám đốc điều hành của Công ty Themis AI; ông Ralph Wargny, nhà sáng lập và Giám đốc Intel Liftoff dành cho các công ty khởi nghiệp AI; TS Leslie Kanthan, Giám đốc điều hành của Turin Tech - công ty đi đầu trong việc tối ưu hóa mã cho khối lượng công việc nặng về dữ liệu bằng AI; ông Ran Kurup, Giám đốc điều hành của Intel Capital (ICAP); ông Anand Babu (AB) Periasamy, Giám đốc điều hành của MinIO chuyên tạo ra dữ liệu phi cấu trúc…
Trong đó, Intel Ignite, Intel Liftoff và Intel Capital (ICAP) tạo dựng nên hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp mà Intel thúc đẩy. Intel Ignite hỗ trợ các nhà kinh doanh công nghệ sâu có thể biến những ý tưởng tiên tiến thành các công ty đột phá trong ngành để có các cách thức gây quỹ, chiến lược tiếp cận thị trường, tiếp thị và bán hàng, phát triển công nghệ và sản phẩm.
Khi công ty khởi nghiệp có được đà phát triển, Intel Liftoff có thể trợ giúp, cung cấp khả năng tiếp cận chuyên môn kỹ thuật và đào tạo cũng như cơ sở hạ tầng điện toán hiệu suất cao. Điều này có ý nghĩa lớn với các công ty khởi nghiệp AI giai đoạn đầu.
Tiếp đó, khi các công ty khởi nghiệp có nền tảng vững chắc thì ICAP - đóng vai trò như quỹ đầu tư mạo hiểm - sẽ cung cấp các khoản đầu tư tài chính ICAP, quỹ đầu tư mạo hiểm và công ty đầu tư toàn cầu của Intel dành cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu, tập trung vào bán dẫn, thiết bị đầu cuối và điện toán đám mây… Trong 10 năm qua, các công ty được ICAP đầu tư đã đạt tổng giá trị hơn 150 tỉ USD.
Đến "trong nguy có cơ"
Theo phân tích tại buổi thảo luận, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bất ổn như hiện nay thì việc định giá doanh nghiệp sẽ thấp hơn và việc mua lại hay sáp nhập công ty sẽ giảm đi. Nhưng các khoản đầu tư có thể tăng lên, các đợt IPO đang được khởi động lại và các nhà đầu tư mạo hiểm đang đóng vai trò lớn hơn trong việc tài trợ cho các công ty khởi nghiệp.
"Ngoài ra, như những lần trước đây, suy thoái kinh tế là thời điểm tốt nhất để xây dựng những ý tưởng đổi mới mang tính đột phá và thay đổi thế giới. Intel Ignite tập trung vào công nghệ sâu để giải quyết các vấn đề lớn. Chúng tôi cung cấp cho các công ty khởi nghiệp những kết nối, dịch vụ và tài nguyên mà họ cần để mở rộng quy mô và chúng tôi nhận thấy những hứa hẹn to lớn ở những người sáng lập cũng như những đổi mới của họ. Các công ty khởi nghiệp có nền tảng vững chắc - sản phẩm sáng tạo phục vụ nhu cầu thị trường và chiến lược tiếp cận thị trường - vẫn có thể phát triển và trở thành doanh nghiệp thành công", ông Weisfeld nhận định.
"Khi nhìn lại các giai đoạn từ năm 2000 - 2002 và từ 2008 - 2009, chúng tôi thấy các kết quả tuyệt vời. Trong những khoảng thời gian đó, chúng tôi đã tăng gấp đôi sản xuất chất bán dẫn và xuất hiện các lĩnh vực mới nổi quan trọng, chẳng hạn như sự xuất hiện của đám mây", ông Ran Kurup chia sẻ. Và các giai đoạn mà ông đề cập ở trên cũng là thời điểm kinh tế suy thoái trên diện rộng.
Chính vì thế, kinh tế khó khăn không có nghĩa sẽ hạn chế khởi nghiệp, mà vấn đề là phải nắm bắt được các xu thế mới để đầu tư công nghệ sâu.
Hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia tại cuộc thảo luận, việc sử dụng AI đã bắt đầu thay đổi cách con người làm việc và sự thay đổi này sẽ còn tiếp tục. Các công cụ AI chuyển đổi và cải thiện hiệu quả hoạt động và nhân viên bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ trần tục trong doanh nghiệp như xử lý bảng lương, xử lý bảo hiểm. Bước ngoặt phải kể đến chính là việc ChatGPT tạo đột phá lớn bằng cách cung cấp sản phẩm trọn gói trực tiếp đến người sử dụng AI và đối tượng người dùng phổ cập hơn, chứ không phải là nhà khoa học có chuyên môn cao sử dụng AI để làm việc.
Nhưng thẩm định kỹ hơn
Bên cạnh đó, theo các phân tích tại buổi thảo luận, cơ hội lớn khác phải kể đến chính là việc phát triển AI một cách bùng nổ thúc đẩy sự phát triển của linh kiện bán dẫn và sản xuất linh kiện bán dẫn. Gần đây, nhiều chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển ngành bán dẫn. Điển hình Đạo luật CHIPS của Mỹ đang thúc đẩy chuỗi cung ứng bán dẫn phát triển ở nhiều địa phương, giúp tạo ra thêm cơ hội đầu tư và tạo thêm nhu cầu đổi mới. Cơ hội ngày càng tăng khi các chuỗi sản xuất và cung ứng chất bán dẫn được xây dựng ở Mỹ và châu Âu. Như Intel đã có các khoản đầu tư mới trị giá hàng tỉ USD vào các bang Arizona, Oregon và Ohio (Mỹ) hay một số nước châu Âu như Đức, Ba Lan và Ireland.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng tuy có nhiều cơ hội đầu tư, nhưng giai đoạn kinh tế suy thoái sẽ khiến cho các nhà đầu tư thẩm định dự án kỹ lưỡng hơn về nhiều mặt, nên việc khởi nghiệp đòi hỏi sự chuẩn bị đầy đủ về đội ngũ nhân lực lẫn tính hiệu quả của sản phẩm công nghệ.
An ninh mạng ngày càng quan trọng hơn
Tại cuộc thảo luận trên, an ninh mạng cũng được đánh giá là lĩnh vực cần được tăng cường quan tâm. Vì trong bối cảnh AI bùng nổ, các mạng máy tính của doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn và yêu cầu cách tiếp cận đa diện đối với an ninh mạng như: an ninh mạng, bảo mật đám mây, bảo mật điểm cuối, bảo mật di động, bảo mật IoT.